Theo nghiên cứu mới nhất của Harvard Business Review, khoảng 1,3 nghìn tỉ USD đã được đầu tư vào chuyển đổi số vào năm 2018. Tuy nhiên, phần lớn khoản chi này đã bị lãng phí bởi các công ty chưa thực sự có sự chuẩn bị tốt cho sự chuyển đổi. Một trong những nguyên nhân chính của việc này là do các công ty chỉ tập trung vào thay đổi công nghệ mà không đầu tư vào nhân lực cũng như văn hóa doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu của Forbes Insights, 75% giám đốc điều hành nói rằng họ vẫn đang chờ đợi để thu được những lợi ích hữu hình từ công nghệ đột phá.
Doanh nghiệp cần nhận biết rõ những yếu tố nào có ảnh hưởng đến việc chuyển đổi số. ISSI nhận thấy rằng, có 3 yếu tố chính có tác động trực tiếp đến sự thành bại trong chuyển đổi số đó chính là: Con người, Thể chế và Công nghệ.
Ông David Lang, chuyên gia về chuyển đổi số của Yellow Blocks đã từng tư vấn cho các tập đoàn hàng đầu như AT&T, Sony, Toyota, cho rằng “Nếu một doanh nghiệp bắt đầu sử dụng công nghệ vào vận hành thì đã được xem là chuyển đổi số thành công. Tuy nhiên, trọng tâm của chuyển đổi số không nằm ở công nghệ thông minh, mà nằm ở yếu tố chuyển đổi về con người, về tư duy và về văn hóa của một doanh nghiệp, tổ chức”.
Con người là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất quyết định sự thành công của chuyển đổi số, bởi vì chuyển đổi số chính là sự thay đổi của con người, phụ thuộc vào 3 yếu tố quan trọng.
Chuyển đổi số đầu tiên chính là chuyển đổi nhận thức của con người, nhận thức đóng vai trò quyết định. Mỗi người cần nhận thức được chuyển đổi số chính là cách mà mọi thứ sẽ phải phát triển trong tương lai, bắt buộc sẽ phải thực hiện.
Đồng thời, mọi người cũng cần nhận thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc chuyển đổi số, cần hiểu được nguyên nhân tại sao phải chuyển đổi số, chuyển đổi sẽ đem lại những lợi ích nào cho chính bản thân họ và cả doanh nghiệp. Người lao động phải nhận thức được nếu họ không thay đổi không chủ động nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, tiếp cận công nghệ mới thì sẽ không đáp ứng được công việc, từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức cũng như việc làm, thu nhập của chính bản thân người lao động.
Tham khảo thêm: Chuyển đổi số là gì? Tầm quan trọng của chuyển đổi số hiện nay
Các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin và doanh nghiệp trên toàn thế giới phải đối mặt với một thách thức chung: thiếu hụt kỹ năng. Điều này bao gồm cả các kỹ năng mềm (như giao tiếp hoặc quản lý) và các kỹ năng cứng (như năng lực kỹ thuật).
Theo khảo sát của Red Hat về Nghiên cứu Xu hướng & Ưu tiên CNTT Toàn cầu, yếu tố cản trở lớn nhất đối với nỗ lực chuyển đổi số của một tổ chức là con người. Cụ thể, cuộc khảo sát cho thấy rằng khoảng cách kỹ năng công nghệ thông tin đang ngăn cản nỗ lực đạt được thành công trong chuyển đổi số của các tổ chức. Một phần nguyên nhân là do công nghệ và các quy trình kỹ thuật số đang thay đổi quá nhanh, do đó tạo ra khoảng cách về kỹ năng công nghệ thông tin giữa các tổ chức thuộc nhiều ngành công nghiệp và trên toàn thế giới.
Thay vì hy vọng thuê được những người có sẵn kỹ năng và tài năng cần thiết, các tổ chức nên phát triển năng lực của những nhân viên hiện tại. Doanh nghiệp nên đầu tư vào những nhân viên trung thành, những người phù hợp với văn hóa và tin tưởng vào tầm nhìn của doanh nghiệp. Đồng thời, lãnh đạo cũng nên sẵn sàng ủng hộ những nhân viên có những ý tưởng mới và táo bạo. Do đó, chính mỗi người cần tạo ra năng lực và rèn luyện năng lực để đạt được thành công trong chuyển đổi số.
Ngoài việc luôn học hỏi và trau dồi kiến thức, mỗi người luôn luôn phải có tinh thần nghĩ ra cái mới, tạo ra cái mới để tạo ra sự thay đổi. Từng người lao động phải sẵn sàng cho việc hòa nhập với phương pháp làm việc mới, coi đây là một tất yếu trong xu thế số hóa ngày nay, nếu không thực hiện bản thân họ sẽ bị tụt hậu và bị bỏ lại phía sau.
Phải bỏ được thói quen “ngại thay đổi”, “đại khái” cho xong việc hoặc “không phản hồi” coi việc thay đổi là việc của người khác. Văn hóa đổi mới sáng tạo cũng cần được khuyến khích trong doanh nghiệp nhằm tìm ra được cái tốt, cái phù hợp cho doanh nghiệp và giúp cho chuyển đổi số nhanh chóng hơn.
Hầu hết những quy định luật định, thể chế có trước khi có môi trường kỹ thuật số. Khi môi trường kỹ thuật số thay đổi thì phải có sự thay đổi thể chế.
Hiện nay hành lang pháp lý phụ thuộc vào chính phủ nên doanh nghiệp không can thiệp được. Tuy nhiên, ở mỗi tổ chức, bộ phận trong doanh nghiệp cần có một hệ thống quy phạm nội bộ bao gồm Quy chế, Quy định và Quy trình.
Tất cả những quy định gì để vận hành hoạt động của mình được xem như là quy chế nội bộ. Vì vậy chuyển đổi số cần rà soát, thay đổi những vấn đề hiện có trong thể chế nội bộ của mình.
Chuyển đổi số là thay đổi cách sống, cách làm việc của mỗi người. Tuy nhiên, cách sống và cách làm việc của mỗi người được quy định bởi hành lang pháp lý (pháp luật, quy định, nội quy, định chế trong nội bô), cơ quan đến những trình tự, thủ tục để làm công việc nào đó, đây có thể là những quy định thành văn hoặc không thành văn trong công ty.
Chuyển đổi số là thay đổi tư duy, thiết kế lại quy trình nghiệp vụ, thiết kế lại các quy chế nội bộ, các thiết kế này cần đòi hỏi luôn đặt con người vào vị trí trung tâm trong chuyển đổi số. Có ai vận hành phần vừa thiết kế hay không?
Có những quy định, nội quy, quy trình có sẵn nhưng cũng có những cái không có trong tổ chức, hệ thống quy định. Điều này dẫn đến việc khi có phát sinh vấn đề con người sẽ hành xử theo văn hóa, hệ thống giá trị của họ để phân biệt cái đúng, sai. Do đó chuyển đổi số, yếu tố văn hóa nằm trong phạm trù con người, văn hóa nội bộ cũng cần hài hòa, phù hợp với quy định pháp luật.
Do vậy, thể chế, hệ thống quy phạm nội bộ chính là yếu tố đầu tiên cần thay đổi.
Tham khảo thêm: 5 Khó khăn thường gặp trong chuyển đổi số là gì?
Yếu tố công nghệ là yếu tố cuối cùng trong chuyển đổi số, doanh nghiệp cần tập trung phát triển hạ tầng và nền tảng công nghệ ngày càng tốt hơn.
Lãnh đạo nhiều quốc gia đều cho rằng, cơ sở hạ tầng số là tiền đề, là nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Trong đại dịch COVID – 19 vừa qua, nếu không có một cơ sở hạ tầng viễn thông, ICT hiện đại, chất lượng như hiện nay, các quốc gia sẽ không thể triển khai làm việc từ xa, học tập trực tuyến, y tế từ xa, vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội. Các nhân viên sẽ không thể làm việc từ xa, các số liệu, dữ liệu của công ty không thể kiểm soát được.
Vì vậy ngay cả trong một doanh nghiệp hay bất cứ tổ chức nào đều cần có sự chú trọng đầu tư về hạ tầng công nghệ thông tin nhằm đáng ứng nhu cầu chuyển đổi số. Để xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ phù hợp vào chuyển đổi số người dùng cần chú trọng xây dựng: phần cứng, phần mềm, dữ liệu và viễn thông.
Là những công cụ hỗ trợ việc chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn. Từ việc tận dụng trí thông minh nhân tạo, khai thác dữ liệu lớn, nắm lấy các nền tảng phù hợp, lựa chọn được công cụ phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh chóng hơn. Hiện nay, những công nghệ số đã trở thành nền tảng cho những đổi mới gần đây trên toàn thế giới và ở châu Âu về quản trị, chính sách và quy trình có thể kể đến như: AI, phân tích dự báo, robot và tự động hóa, IoT, dữ liệu không gian địa lý, blockchain và dữ liệu chính phủ mở. Doanh nghiệp, tổ chức cần lựa chọn được những công nghệ phù hợp với mục tiêu chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Chuyển đổi số là một quá trình luôn luôn tiếp diễn, là con đường phải đi. Chuyển đổi số cần phải chuyển đổi động bộ, kết hợp hài hòa giữa 3 yếu tố con người, thể chế, công nghệ.
Con người chính là trung tâm, con người là nhân tố thực hiện chuyển đổi số, cũng là người quyết định chuyển đổi số và cũng là người hưởng thụ thành quả của chuyển đổi số.
Thể chế – quy phạm nội bộ chính là yếu tố đầu tiên cần thay đổi., công nghệ là yếu tố cuối cùng.
Nguồn tin: issi.vn
Ý kiến bạn đọc